Võ Thuật HOÀNG GIA là sự kết tinh từ bộ môn võ cổ truyền của Việt Nam kết hợp với các tinh hoa võ học Quốc Tế - Giúp con người đạt đến Chân - Thiện - Mỹ trong võ học. Liên Hệ Hotline Để Được Hỗ Trợ:0902641618

CHIÊU SINH CÁC LỚP VÕ THUẬT.

Khai giảng các lớp võ thuật tại Bình Thạnh, Tân Bình, Gò Vấp - Hồ Chí Minh; Thuận An - Bình Dương....

VÌ SAO CẦN HỌC VÕ THUẬT? HỌC VÕ MANG LẠI LỢI ÍCH GÌ?

Thực tế, võ thuật giúp cho trẻ rất nhiều, hãy cùng xem lí do vì sao các bạn nhỏ nên đi tập võ nhé...

DẠY VÕ THUẬT CHO THIẾU NHI

Nếu bạn có dự định ủng hộ con em của mình luyện tập võ thuật thì bạn hãy quyết định ngay bây giờ – hoặc càng sớm càng tốt...

VÕ THUẬT CỔ TRUYỀN VIỆT NAM

Võ cổ truyền Việt Nam dùng để chỉ những hệ phái võ thuật lưu truyền trong suốt trường kỳ lịch sử của dân tộc Việt Nam, được người Việt sáng tạo và bồi đắp qua nhiều thế hệ, hình thành nên kho tàng những đòn, thế, bài quyền, bài binh khí, kỹ thuật chiến đấu đặc thù....

ƯU ĐÃI LỚN - ĐĂNG KÝ HỌC VÕ THUẬT NGAY

Trong thời gian khuyến mãi khi đăng ký học cho bé tại trung tâm huấn luyện năng lực Hoàng Gia...

Thứ Hai, 31 tháng 7, 2017

HỌC VÕ THIẾU NHI BÌNH THẠNH, GÒ VẤP, TÂN BÌNH HCM

HỌC VÕ THIẾU NHI BÌNH THẠNH, GÒ VẤP, TÂN BÌNH HCMDù cho con bạn tham gia tập luyện môn võ thuật nào đi nữa, thì đó đều là sự lựa chọn rất tốt. Các môn võ Thiếu lâm, Vovinam, Taekwondo, Karate, Hapkido, Judo, Aikido... đều có những phương thức rèn luyện kỹ năng thể chất và tinh thần, đều hướng thiện, hướng tới võ đạo, khác với các môn thể dục thể thao khác.

Tuổi bắt đầu cho con trẻ học võ là từ 6 trở lên. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trong lứa tuổi con trẻ phát triển thể chất và cũng là lúc các cháu bước đầu đi học, thói quen tập luyện võ thuật giúp các cháu phát triển thể chất, tăng cường hệ miễn dịch.

Trong xã hội ngày nay, tình trạng ức hiếp, bạo lực, bắt nạt khá phổ biến trong học đường. Nếu con trẻ thiếu tự tin, mặc cảm sẽ dễ trở thành mục tiêu của những kẻ thích bắt nạt, tấn công. Biết võ giúp trẻ tự tin, khiến kẻ bắt nạt phải dè chừng. Con bạn được tập luyện sức mạnh qua những cú đấm thường xuyên trong võ đường, chúng có thể tự vệ. Một quả đấm tung thật mạnh vào chỗ hiểm khi bị kẻ khác quật xuống sẽ là cơ hội cho trẻ thoát thân khi đối phương to con, mạnh mẽ hơn.

Con bạn sẽ được rèn tính kỷ luật ngay từ khi bước chân vào học võ. Khả năng quan sát, tính kiên nhẫn, học cách giao tiếp, học lễ phép, biết kính trọng thầy cô và người lớn tuổi, biết chia sẻ, có tinh thần đồng đội..v.v.. Đó là những điều hay lẽ phải mà các võ đường sẽ đem lại cho con trẻ.
HỌC VÕ THIẾU NHI BÌNH THẠNH, GÒ VẤP, TÂN BÌNH HCM
Học võ mang lại cho con rất nhiều kỹ năng quan trọng
Võ đường cũng là nơi con trẻ đến để tập luyện võ thuật, chống bệnh tật, béo phì, giúp tiêu hao năng lượng, những vấn nạn sức khỏe trong thời đại công nghiệp ngày nay.
Tập luyện võ thuật chắc chắn sẽ đem đến cho con trẻ một cơ thể khỏe mạnh, một tinh thần minh mẫn, tránh những khoảng thời gian vô bổ các cháu vùi đầu vào chơi game hoặc coi TV.

Võ đường khác với trường học ở chỗ tại võ đường, tinh thần kỷ luật được đề cao. Các cháu học cách tôn trọng, giúp đỡ đồng môn, tinh thần đồng đội, trách nhiệm, nghĩa vụ của môn sinh, phát huy khả năng lãnh đạo, biết chia sẻ, khiêm cung. Ngoài ra, võ đường cũng là nơi vui chơi cùng các anh chị võ sinh khác.
HỌC VÕ THIẾU NHI BÌNH THẠNH, GÒ VẤP, TÂN BÌNH HCM
Hiện nay cho con đi học võ đang được rất nhiều bố mẹ ủng hộ
Hãy cho con trẻ tập luyện võ thuật thường xuyên để các con được tiến bộ. Các bậc phụ huynh nên cố gắng sắp xếp thời gian định kỳ trong ngày hoặc trong tuần để đưa các con đến với các võ đường. Đó cũng là cách chuẩn bị cho trẻ hành trang để khi trưởng thành, trẻ có thể bước vào đời với niềm tự tin trong xã hội. "Tập luyện võ thuật ngày hôm nay, sẽ có ích cho ngày mai".

KHAI GIẢNG CÁC LỚP VÕ THUẬT
dạy học võ thuật
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO:
dạy học võ thuật

ROYAL INTERNATIONAL SCHOOL
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO & HUẤN LUYỆN VÕ THUẬT HOÀNG GIA
dạy học võ thuật
Văn Phòng: 61 Đường D5, Phường 25, Quận Bình Thạnh, TPHCM
Quận Tân Bình: Sân Bóng K34, A75/74 Đường Bạch Đằng, P.2, Q.Tân Bình, TPHCM  
Bình Dương: Khu Dân Cư Việt Sing, Phường An Phú, Tx.Thuận An, Bình Dương
Website: vothuathoanggia.com Email: vothuathoanggia@gmail.com
Điện thoại: 0989731783 Hotline: 0902641618 

Chung kết Võ cổ truyền: Lộ diện 4 nhà vô địch mới

Tối 30/7, đêm chung kết 2 Võ cổ truyền của Đấu trường Thép 2017 tiếp tục diễn ra tại TP.Quảng Ngãi. 4 chiếc đai vô địch cuối cùng đã thuộc về những chủ nhân xứng đáng nhất.
Khác với đêm đầu tiên, những trận đấu trong đêm chung kết 2 diễn ra theo chiều hướng một chiều, thiếu sự kịch tính trên võ đài. Đặc biệt, trận chung kết được chờ đợi nhất khi có sự góp mặt của võ sĩ chủ nhà cũng chỉ diễn ra vỏn vẹn 1 hiệp đấu. Điều đó chưa thể làm thỏa mãn sự chờ đợi của những khán giả Quảng Ngãi.
Để tăng thêm bầu không khí, BTC quyết định mở màn bằng trận chung kết thay vì thách đấu. Ở trận chung kết đầu tiên hạng 60kg nữ, Triệu Thị Thủy (CAND) có cuộc so tài với Võ Thị Phương Hiếu (Bình Phước). Đây là trận đấu khá chênh lệch về đẳng cấp khi võ sĩ CAND sở hữu bảng thành tích đáng nể, còn Phương Hiếu là võ sĩ trẻ mới nổi của đơn vị Bình Phước. Những gì diễn ra trên sàn đấu đã chứng minh tất cả. Phương Hiếu khá bị động, hầu như ít tấn công. Cô liên tục bị đối thủ lấn át, dồn ép trong suốt 2 hiệp đấu. Mặc dù liên tục nhận được sự chỉ đạo bên dưới của các HLV nhưng võ sĩ Bình Phước dường như bất lực trước đối thủ.
Không quá bất ngờ khi trọng tài công bố chiến thắng thuộc về Triệu Thị Thủy. Nữ võ sĩ của CAND lần đầu nâng cao chức vô địch của Đấu trường Thép ngay trên đất Quảng Ngãi.
Triệu Thị Thủy (áo đỏ) áp đảo toàn cục diện trân đấu.
Triệu Thị Thủy (áo đỏ) áp đảo toàn cục diện trân đấu.
Chiếc đai vô địch hoàn toàn xứng đáng.
Chiếc đai vô địch hoàn toàn xứng đáng.
Ở trận thách đấu 65kg nam giữa Đinh Văn Lâm và Trần Văn Quý, cục diện diễn ra khá cân bằng. Vì tính chất của một trận đấu không nặng về vấn đề thắng thua nên 2 võ sĩ thường xuyên tấn công, ra đòn quyết liệt. Cả hai đều là những tay đấm trẻ, do đó đều mong muốn thể hiện bản thân. Xét công bằng, Trần Văn Quý vẫn là người chơi tốt hơn, anh chủ động di chuyển và thường xuyên có những đòn đánh chuẩn xác để ghi điểm. Kết quả cuối cùng, Văn Quý là người giành chiến thắng trong sự cổ vũ nhiệt tình của khán giả.
Trận chung kết 50kg giữa Đặng Sỹ Lành (CAND) và Nguyễn Văn Hiếu (Bình Định) có thể xem là trận đấu hấp dẫn nhất đêm chung kết 2. Những gì diễn ra trong hiệp một hoàn toàn thuộc về võ sĩ của miền đất võ Bình Định. Tận dụng tốt sơ hở của đối thủ, Văn Hiếu thường xuyên có những cú bắt chân, phá trụ để ghi điểm. Anh cũng có nhiều cú đấm chuẩn xác khiến Sỹ Lành hầu như lép vế. Tưởng chừng Sỹ Lành sẽ nhận kết quả bất lợi nhưng anh có sự vùng lên mạnh mẽ trong hai hiệp tiếp theo.
Một pha quật ngã đối thủ của Đặng Sỹ Lành.
Một pha quật ngã đối thủ của Đặng Sỹ Lành.
Một pha quật ngã đối thủ của Đặng Sỹ Lành.
Võ sĩ Sỹ Lành dành chức vô địch.
Võ sĩ CAND cho thấy bản lĩnh tuyệt vời khi tấn công phủ đầu trong hiệp 2 và 3. Anh chủ động di chuyển nhằm tránh né các pha ra đòn của đối thủ, đồng thời tận dụng tốt những khoảng trống trong phòng thủ của đối phương để ghi điểm. Bản lĩnh thi đấu kiên cường của Sỹ Lành khiến Văn Hiếu có phần bị khớp. Anh không còn đủ tỉnh táo để giành lại thế trận và đành chấp nhận thua cuộc. Chiếc đai vô địch lần đầu tiên thuộc về Đặng Sỹ Lành một cách hoàn toàn xứng đáng.
Một trận chung kết khác ở hạng cân 55kg là cuộc hội ngộ giữa hai tên tuổi quen thuộc của Đấu trường Thép: Đặng Đình Văn (Bình Định) và Nguyễn Phú Quí (An Giang). Để đến được với chung kết, cả hai võ sĩ nói trên đều đã vượt qua nhiều tay đấm mạnh ở vòng ngoài như Đào Xuân Tú, Phạm Bá Hợi… Đặc biệt, ở mùa giải 2016, Phú Quí cũng từng thua chính Đình Văn ở vòng loại. Đều đó khiến cho trận chung kết 2017 trở nên hấp dẫn hơn bao giờ hết. Vì đã quá hiểu nhau nên ngay khi mới nhập cuộc, Phú Quí thể hiện quyết tâm “phục thù” bằng cách lao vào tấn công. Tuy nhiên, Đình Văn không phải là võ sĩ dễ bị đánh bại, anh biết cách hóa giải những đòn thế của Phú Quí. Thậm chí tận dụng sự sơ hở, Đình Văn thường xuyên có những cú bắt chân phá trụ. Ít nhất 2 lần trong số đó, võ sĩ Bình Định đã thành công.
Sự sơ hở đã khiến Phú Quí dính đòn từ Đặng Đình Văn.
Sự sơ hở đã khiến Phú Quí dính đòn từ Đặng Đình Văn.
Lần thứ 2, Đình Văn đánh bại Phú Quí tại Đấu trường Thép.
Lần thứ 2, Đình Văn đánh bại Phú Quí tại Đấu trường Thép.
Dù nôn nóng muốn tấn công để ghi điểm nhưng Phú Quí đã gặp phải đối thủ quá mạnh, sự chủ động của Đình Văn khiến tay đấm An Giang thường xuyên bị động và dính đòn khá nhiều. Không có bất ngờ nào xảy ra ở trận chung kết này khi Đặng Đình Văn giành chiến thắng và nâng cao chức vô địch.
Trận đấu được chờ đợi nhất trong ngày là cuộc đối đầu giữa Klong Ha Bres (TP.HCM) và Nguyễn Trung Thiện (Quảng Ngãi) ở hạng 75kg. Trước sự chờ đợi của hơn 3000 khán giả nhà, Nguyễn Trung Thiên được kỳ vọng sẽ có trận đấu hấp dẫn để đáp lại tình cảm đó. Bres xứng đáng được xem là ngựa ô của năm nay khi anh sở hữu lối tấn công dũng mãnh, không e sợ trước mọi đối thủ. Những tưởng ở trận chung kết, anh sẽ gây ra khó khăn cho võ sĩ chủ nhà. Tuy nhiên, chỉ sau một hiệp đấu, Klong Ha Bres đã nhanh chóng xin bỏ cuộc. Trận đấu kết thúc có phần hụt hẫn đối với nhiều người yêu võ thuật Quảng Ngãi.
Ngựa ô Klong Ha Bres không gậy được nhiều khó khăn cho võ sĩ chủ nhà.
Chiến thắng xứng đáng thuộc về Nguyễn Trung Thiên.
Chiến thắng xứng đáng thuộc về Nguyễn Trung Thiện.
Những nhà vô địch Võ cổ truyền 2017.
Những nhà vô địch Võ cổ truyền 2017.
Như vậy, sau hai đêm chung kết, 8 chiếc đai vô địch Võ cổ truyền của Đấu trường Thép 2017 đã có chủ. Vòng chung kết Võ cổ truyền khép lại trong sự thành công về độ lan tỏa và thu hút được lượng lớn khán giả theo dõi.
Theo http://vothuat.vn

Chủ Nhật, 30 tháng 7, 2017

Cho con học võ ngay từ bé

Nhiều thống kê cho thấy hầu hết các nhà vô địch, những võ sĩ tài năng đều tập luyện võ thuật từng rất sớm. Hiếm có ai “khởi nghiệp” sau tuổi 18 mà có thể trở nên vượt trội hơn hẳn nhiều người khác. Theo các chuyên gia về võ thuật, để có thể đào tạo nên một tài năng về võthuật, một trong những yếu tố quan trọng nhất đó chính là đào tạo từ khi còn nhỏ.

 cho con học võ
Trẻ em được học võ thuật từ nhỏ có những lợi thế lớn mà các võ sinh bắt đầu “vào nghề” ở tuổi thành niên không có được, chẳng hạn như kinh nghiệm “trận mạc”.
Cũng như bất cứ bộ môn thể thao nào khác, sự thành công trong võ thuật chuyên nghiệp (thi đấu, giảng dạy….) đều đòi hỏi kinh nghiệm. Có một bằng chứng không thể chối cãi rằng hầu hết các võ sĩ thành danh ở mọi bộ môn, đấu trường… đều có chung một đặc điểm đó là rèn luyện võ thuật từ rất sớm.
 cho con học võ từ nhỏ
Theo nhiều huấn luyện viên võ thuật, trẻ em từ “già” nhất là 6 tuổi đã có thể bắt đầu ghi nhớ rõ các động tác võ thuật nếu được tập luyện đúng cách, và từ năm 10 tuổi đã có thể xuất hiện các “kinh nghiệm” cá nhân.
Võ thuật không giống như của thừa kế. Bạn có thể được truyền dạy nhiều tinh hoa đáng quý, nhưng võ thuật vẫn là một “tài sản” cá nhân tồn tại, tích lũy trong mỗi người, ngày càng nhiều theo năm tháng. Nếu bạn thực sự cảm thấy sẵn sàng tạo điều kiện cho con em đi theo con đường võ thuật (chuyên nghiệp), thì bạn nên bắt đầu con đường ấy ngay từ bây giờ.
 cho con học võ ngay hôm nay
Dĩ nhiên, không phải đứa trẻ nào cũng có tương lai lớn lên muốn làm võ sĩ chuyên nghiệp. Thế nhưng, biết đâu được trong số chúng lại có những nhà vô địch tương lai, những con người sẽ xóa sổ các kỷ lục về võ thuật?
Đừng bao giờ bóp chết thiên tài trong con bạn. Chúng có thể sẽ không trở thành một nhà vô địch, nhưng chắc chắn vẫn có được thể chất và tâm lý tích cực từ việc tập luyện võ thuật.
ROYAL INTERNATIONAL SCHOOL


TRUNG TÂM ĐÀO TẠO & HUẤN LUYỆN VÕ THUẬT HOÀNG GIA
Văn Phòng: 61 Đường D5, Phường 25, Quận Bình Thạnh, TPHCM
Quận Tân Bình: Sân Bóng K34, A75/74 Đường Bạch Đằng, P.2, Q.Tân Bình, TPHCM  
Bình Dương: Khu Dân Cư Việt Sing, Phường An Phú, Tx.Thuận An, Bình Dương
Website: www.vothuathoanggia.com - Email: vothuathoanggia@gmail.com
Điện thoại: 0989731783 Hotline: 0902641618 

Thứ Bảy, 29 tháng 7, 2017

THỞ: YẾU TỐ THƯỜNG QUÊN LÃNG TRONG VÕ THUẬT

Trong lúc tập luyện võ thuật nào cũng dễ rơi vào tình trạng thở mạnh, đổ mồ hôi nhiều, cơ thể mệt mỏi. Đó là điều không thể tránh khỏi. Thở trong võ thuật đóng một yếu tố khá quan trọng mà nhiều người chưa hiểu đúng về nó.
Theo định nghĩa khoa học thì hô hấp là quá trình lấy oxy từ ngoài vào và thải khí cacbonic từ trong ra của cơ thể sinh vật. Hô hấp trong luyện tập võ thuật theo sự biến hóa của các động tác mà thành, lúc nào hít vào (hấp), lúc nào thở ra (hô) đều có nguyên tắc.
Lấy một ví dụ cụ thể: Khi thực hiện các động tác gập chân thu lại, hoặc đưa mình lên, co tay về, đưa chân lên để đá ra thì hít vào. Khi thực hiện các động tác hạ mình xuống hoặc kết thúc động tác đá chân, đấm tay và các động tác khác đi đến dứt điểm đều thở ra và yêu cầu động tác thở sâu, dài, nhẹ nhàng. Luyện tập võ thuật cần phải biết thở theo nguyên tắc “động hấp – tịnh hô”.
Hô hấp đúng cách sẽ nâng cao được lượng khí trao đổi làm tăng cường thể chất, gia tăng phế hoạt lượng của phổi và tiêu trừ sự ứ huyết trong cơ thể. Y học võ cổ truyền cho rằng, thở bụng như một hài nhi là lối thở tự nhiên chưa bị tác động bởi cuộc sống, cách sống, ảnh hưởng tới lượng khí ra vào phổi. Đó là lối thở đúng nhất để hòa hợp với thiên nhiên. Thuật ngữ chuyên môn y võ gọi cách thở này là hiệp khí.
PHƯƠNG PHÁP THỞ
 Đề khí (ngước lên thở): Phương pháp này là hóp bụng, mở lồng ngực, cơ bả vai co lại. Thở sâu ngực, để cho khí chuyển từ dưới lên, khí tống đầy nâng trọng tâm cơ thể lên có lợi cho di chuyển để thực hiện các động tác bước ngang, nhảy, đá, như động tác song phi, quay đá gió, lộn trên không…
 1
 Trầm khí: Khi thực hiện động tác từ cao xuống thấp, dùng phương pháp trầm khí, phương pháp này là quá trình hô hấp thở bụng cổ điển, thông qua cơ hoành cách, vận động cơ hoành theo làn sóng, làm cho khoang bụng nhu động. Do đó động tác hơi thở có tiếng kêu. Khi thở trầm khí yêu cầu “trầm khí đan điền”, điều này làm cho ngực mở rộng, thành bụng chắc, hạ thấp trọng tâm cơ thể, đạt đến sự ổn định chắc chắn, khổ luyện cứng như đá. Những động tác thấp, chân bước trước sau, động tác ngồi tòa sen… dễ làm phương pháp trầm khí.
 Tụ khí: Phương pháp tụ khí là sau khi  vào giữ khí, đồng thời các động tác tay dùng lực thở đẩy khí toàn thân, đó là hình thức dùng lực trong võ thuật. Chúng không những tăng lực, phát lực mà còn loại bỏ được yếm khí xuất hiện, ảnh hưởng không tốt đến hệ tuần hoàn.


Thứ Sáu, 28 tháng 7, 2017

CHO TRẺ EM HỌC VÕ LÀ HOÀN TOÀN CẦN THIẾT

Lý tiểu Long đã từng nói: “Mục đích của việc tập luyện võ thuật không phải để thể hiện sức mạnh, mà điều chúng ta quan tâm là ảnh hưởng của võ thuật đến suy nghĩ và cách sống của mình như thế nào”. Đối với trẻ em, việc học võ là hoàn toàn cần thiết.
TRẺ EM SẼ NĂNG ĐỘNG HƠN
 Kết quả hình ảnh cho VÕ THUẬT GIÚP TRẺ EM NĂNG ĐỘNG HƠN
Thế giới ngày nay đang đối mặt với nạn béo phì trẻ em, do ít vận động. Một số khác lại mắc chứng tự kỷ do đâm đầu vào máy tính và không quan tâm đến thế giới bên ngoài. Những giờ giáo dục thể chất mang tính ép buộc nên không thể giữ cường độ luyện tập thường xuyên với trẻ nhỏ nên sẽ không thể giữ sức khỏe tốt trong tương lai. Tuy nhiên với võ thuật sẽ giúp trẻ nhỏ trở thành một niềm đam mê và giúp sức khỏe phát triển theo thời gian.
LUYỆN SỰ TẬP TRUNG VÀ BÌNH TĨNH
 Kết quả hình ảnh cho VÕ THUẬT GIÚP TỰ TIN VÀ BÌNH TĨNH
Họcvõ không chỉ để tự vệ hay để đánh nhau như một số người nghĩ, võ thuật giúp con người bình tĩnh và tập trung hơn trong nhiều tình huống ngoài xã hội. Khác với những phòng tập thể hình hay câu lạc bộ thể dục nhịp điệu khác, lò võ là nơi yên tĩnh với những đòn đấm và những tiếng thét “KIAI!” bất chợt rồi chìm vào tĩnh lặng.
MẠNH MẼ HƠN TRONG VA CHẠM XÃ HỘI
 Kết quả hình ảnh cho VÕ THUẬT TRẺ MẠNH MẼ TRONG VA CHẠM XÃ HỘI
Bài học đầu tiên của võ thuật khi đối kháng là chịu đòn, cuộc sống như một trận đấu như câu: “Vấn đề không phải cú đấm của anh mạnh tới mức nào. Vấn đề là anh có thể chịu được cú đấm mạnh tới mức nào, mà vẫn có thể tiếp tục tiến lên”. Võ thuật là một con đường tắt dạy cho trẻ em biết cách chịu va chạm trong đời sống hàng ngày.
SỰ TỰ TIN VÀ TÔN TRỌNG BẢN THÂN
 Hình ảnh có liên quan
Trẻ con thường lo sợ khi đối diện với những đứa trẻ khác to lớn hơn mình, những vụ bắt nạt trong trường học luôn diễn ra, điều đó gây tổn thương tâm lý đối với trẻ nhỏ nhưng đó cũng trở thành động lực trong việc luyện võ. Rất nhiều võ sĩ nổi tiếng bắt đầu luyện võ vì bị bắt nạt như Conor Mcgregor hay Georges St-Pierre. Qua võ thuật giúp trẻ tự tin hơn khi đối đầu với những hành vi bạo lực học đường.
Quang Lữ


Những quy tắc buộc phải tuân theo khi luyện võ

Trong việc luyện tập có một số quy tắc mà bạn buộc phải tuân theo nếu muốn trở nên mạnh mẽ hơn. Tuy nhiên không phải cũng biết.
PHẢI CÓ BẠN, CÓ THẦY 
Việc đại đa số người luyện võ tại nhà coi thường. Bạn có thể học võ bằng cách coi trên mạng nếu không thể kiếm được thầy dạy, tuy nhiên ít ra bạn nên tìm một người bạn cùng đam mê võ thuật. Võ thuật ngoài học kỹ thuật bạn còn phải học cách sử dụng kỹ thuật. Muốn học tốt kỹ thuật thì cần có người thầy, HLV uy tín. Muốn đối luyện cần có bạn đồng môn. Yếu tố quan trọng để bạn đi đúng đường trên hành trình võ thuật.
SUY NGHĨ VỀ VIỆC LUYỆN TẬP
Có bao giờ bạn suy nghĩ về những đòn thế đã học sẽ áp dụng như thế nào chưa?. Ngày hôm nay bạn luyện tập có đủ tốt chưa?. Có nên nghiên cứu những bài tập bổ trợ khác không?. Nếu bạn chỉ đến phòng tập rồi về và xem nó chỉ là một buổi tập luyện để giảm mỡ thì đây không phải học võ.
NGOÀI ĐẤM ĐÁ CÒN PHẢI BIẾT DI CHUYỂN
Sai lầm thường gặp khi bạn tập bao cát  là đứng yên một chỗ và đấm đá. Hoàn toàn thiếu các bước di chuyển xung quanh. Trong Boxing, mỗi võ sĩ đều chú trọng đến bộ pháp, cách di chuyển (footwork). Những bước đi rất cơ bản nhưng buộc phải nhuần nhuyễn.
TẬP LUYỆN VỚI CHẤN THƯƠNG
Nghỉ ngơi khi bị chấn thương là việc buộc nên làm, đặc biệt là chấn thương nghiêm trọng về xương khớp. Tuy nhiên có nhiều võ sinh bị những chấn thương nhẹ và lấy nó làm cái cớ để nghỉ. Thực tế thì nghỉ ngơi là cách tốt nhất, tuy nhiên vẫn có thể tập luyện một số bài chuyên biệt mà không hề ảnh hưởng tới chấn thương đó.
LUYỆN TẬP HẾT SỨC
Bạn sẽ mạnh lên khi ép bản thân đến một giới hạn nhất định nào đó. Mỗi ngày tập bạn phải ra sức chạm đến giới hạn của bản thân rồi nghỉ ngơi. Nghe có vẻ khá đơn giản nhưng những người tập lâu năm thường sẽ có cảm giác “mình tập chưa đủ”. Có thể đó là điều đúng đắn khi cảm nhận việc luyện tập chưa đạt hiệu quả hoặc đây là sự ám ảnh sự yếu đuối của bản thân. Võ thuật nên đi kèm với khoa học để đạt kết quả cao nhất một cách an toàn nhất nhưng hãy luôn tự nhủ bản thân nên cố gắng hơn ngày hôm qua.
http://vothuat.vn

Thứ Năm, 27 tháng 7, 2017

HỌC VÕ THUẬT CHO THIẾU NHI TẠI HỒ CHÍ MINH

Làm sao để con phát triển toàn diện về thể chất lẫn trí tuệ là vấn đề trăn trở của mọi bậc làm cha mẹ trong thời buổi hiện tại. Giải pháp tốt nhất là cho con theo học các lớp năng khiếu, nghệ thuật vừa giúp con vui chơi, theo đuổi đam mê, sở thích, lại phát triển nhiều kỹ năng quan trọng. Tới lớp trẻ có thể hạn chế những trò giải trí hiện đại như game, internet, facebook... hay những trò giải trí không lành mạnh khác.

Có rất nhiều môn học năng khiếu hiện tại, những môn phát triển về nghệ thuật như: học Pianohọc đàn Organhọc Guitar, học múa, mỹ thuật, diễn xuất... những môn phát triển thể chất thì có cờ vuabóng đávõ thuật... đây đều là những môn học bổ ích cho trẻ.
Cho con theo học môn nào là tùy thuộc vào độ tuổi, sở thích của trẻ. Cha mẹ có thể định hướng cho con nếu phát hiện được những tố chất, tài năng trẻ biểu hiện ra bên ngoài. Cũng có thể cho trẻ theo học những môn năng khiếu để bù đắp những kỹ năng bé đang cần, phát triển kỹ năng tố chất mới.
HỌC VÕ THUẬT CHO THIẾU NHI TẠI HỒ CHÍ MINH
Ngày nay việc học võ thuật cho thiếu nhi đã được cha mẹ chú trọng nhiều hơn, võ thuật là một môn thể thao đặc biệt, việc luyện võ không phải để đi đánh nhau hay khoa trương sức mạnh mà học võ có nhiều ảnh hưởng tích cực đến tính cách, suy nghĩ và cách sống của mỗi người nhất là đối với trẻ em khi tính cách, nhận thức chưa được hoàn thiện.


Theo BS Nguyễn Văn Phú, BV Thể thao Việt Nam, tập võ sẽ giúp tăng trưởng chiều cao, cải thiện thể lực. Lứa tuổi thiếu niên sụn tiếp hợp còn dẻo, nếu tập võ ở độ tuổi này, các sụn tiếp hợp trong hệ thống xương của cơ thể chưa bị hóa cốt rất tốt cho tăng trưởng chiều cao.

HỌC VÕ THUẬT CHO THIẾU NHI TẠI HỒ CHÍ MINHBS Nguyễn Kiểm (Trung tâm Y tế sức khỏe Quang Hồng) cũng cho rằng, trẻ tập võ hợp lý nhất là khi có thể tiếp thu, ghi nhớ tập theo đúng các thế võ do thầy hướng dẫn. Để thực hiện được điều đó đòi hỏi trẻ có thể nhận biết các kỹ năng bắt chước, thuộc bài, đi đứng vững vàng…

Các chuyên gia y tế cho rằng, bán cầu não độ tuổi từ 12 – 15 phát triển rất tốt và 12 tuổi tập võ là thích hợp nhất vì trẻ đã có đủ nhận thức, cơ thể đang phát triển mạnh. Nếu trẻ quá ít tuổi, năng lực chưa đạt yêu cầu cần thiết trẻ sẽ mất nhiều thời gian luyện tập để nắm bắt các kỹ thuật võ thuật.
Giải thích về việc một số trẻ 4 – 5 tuổi đã học võ và thuộc nhuyễn các bài quyền, cước, đòn thế phát lực rất tốt, BS Nguyễn Kiểm cho rằng, đó chỉ là những trường hợp đặc biệt. Vì độ tuổi này trẻ chưa hình thành ý thức về kỷ luật. 6 tuổi trẻ mới chỉ tiếp cận với quá trình chuyển tiếp, có thể bắt chước các động tác võ thuật.
Nhưng để có tính tự giác thì phải 8 – 10 tuổi, thầy dạy trẻ hiểu nhưng vẫn chưa phù hợp và chỉ nên dạy những động tác rèn luyện thân thể, học cách dùng sức lực vừa tầm, không quá sức. 12 tuổi, hệ xương phát triển cứng cáp hơn để tránh những tai nạn, dị tật đáng tiếc có thể xảy ra; trẻ cũng tiếp thu được những kỹ thuật khó, có thể theo môn phái riêng.
HỌC VÕ THUẬT CHO THIẾU NHI TẠI HỒ CHÍ MINH
Một điều cha mẹ cần lưu ý khi cho con tập võ là trẻ phải vận động phát lực, phải va chạm với đồng môn, mặt đất, thảm tập…Nên khi mới tập võ thuật, trẻ dễ bị đau khớp háng do gân, cơ căng. Ngoài ra còn hay bị tổn thương chi trên, chi dưới, chấn thương vùng khuỷu, bị gãy sụn tiếp hợp. Do đó, cần nhắc trẻ chú ý luyện bài khởi động tốt, tránh đùa giỡn quá mức để hạn chế các tổn thương xảy ra khi không có người lớn trông coi. 

Hiện tại trung tâm huấn luyện võ thuật Hoàng Gia đang chiêu sinh các lớp võ cổ truyền tại Bình Thạnh, Gò Vấp, Tân Bình - Hồ Chí Minh, Thuận An - Bình Dương.

Võ thuật Hoàng Gia dựa trên nền tảng võ cổ truyền vùng đất Hoa Lư – Ninh Bình thời Đinh Bộ Lĩnh kết hợp với một số môn võ đối kháng hiện đại như: Boxing, Muay Thai, Jujitsu...

KHAI GIẢNG CÁC LỚP VÕ THUẬT
dạy học võ thuật
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO:
dạy học võ thuật

ROYAL INTERNATIONAL SCHOOL
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO & HUẤN LUYỆN VÕ THUẬT HOÀNG GIA
dạy học võ thuật
Văn Phòng: 61 Đường D5, Phường 25, Quận Bình Thạnh, TPHCM
Quận Tân Bình: Sân Bóng K34, A75/74 Đường Bạch Đằng, P.2, Q.Tân Bình, TPHCM  
Bình Dương: Khu Dân Cư Việt Sing, Phường An Phú, Tx.Thuận An, Bình Dương
Website: vothuathoanggia.com Email: vothuathoanggia@gmail.com

Điện thoại: 0989731783 Hotline: 0902641618 

Kình lực – Yếu tố không thể bỏ qua trong võ thuật

Lực có nghĩa là sức lực, sức mạnh tiềm ẩn bên trong cơ thể. Khái niệm về lực theo khoa học vật lý có phần rõ ràng dễ hiểu hơn khái niệm về lực trong võ thuật. Các môn phái võ thuật cổ truyền Đông Phương, dù cương hay nhu, nội gia hay ngoại gia quyền, muốn sử dụng chiêu thức có hiệu quả tất cả đều phải dùng lực. Thuật ngữ diễn tả cho khái niệm lực ấy trong võ thuật gọi là “kình”. Kình thường gắn liền với nhiều huyền thoại võ công của các cao thủ bởi tính cách hiệu quả kỳ bí của nó

Người xưa nói: “Luyện quyền bất luyện công, đáo lão nhất trường không”. Y nghĩa đó ngầm nhắc đến công phu của kình, một sức mạnh tiềm ẩn bên trong mà chỉ có ai dày công luyện tập mới đạt được kết quả. Nếu không có lực thì các chiêu thức võ thuật dù có tuyệt nghệ đến đâu cũng chỉ là đơn điệu thuần cơ học. Đó là lý do cho thấy có những bậc thầy sử dụng đòn thế tuy ít nhưng hiệu quả rất cao và độ sát thương gây cho đối phương không lường được là vì phát huy được lực trong dụng võ.
Khái niệm về kình trong võ thuật cổ truyền Đông Phương chính là lực tạo ra do khí đi vào hệ cơ bắp trong một cơ chế sinh học đặc biệt và lực lại là hệ quả tất yếu của quá trình phát kình với các hiệu ứng mang tính vật lý, đó là tạo ra áp lực lên đối tượng và gây ra tác động ớ các mức độ và mục đích khác nhau. Nói một cách dễ hiểu là đòn đánh ra có một sức xuyên phá lớn làm cho đối phương bị chấn thương. Theo nhiều tài liệu võ thuật, có một số nguyên tắc cơ bản chung để phát huy lực pháp. Bất luận công việc gì, môn học nào, muốn có kết quả cũng đều đòi hỏi phải có công phu. Lý thuyết về sức mạnh của các chuyên gia võ học là sự phối hợp của nhiều yếu tố sau đây:
Khối lượng và điểm tiếp xúc: Vật tiến công có trọng lượng càng lớn, sức mạnh xúc tác càng cao và điểm tiếp xúc của vật càng nhỏ thì sức xuyên phá càng lớn.
  • Tập trung tinh thần: Đây là yếu tố không kém phần quan trọng bởi nếu tinh thần không tập trung được thì dễ bị tản lực khi ra đòn.
  • Sự thăng bàng: Giữ vững trọng tâm cơ thể khi phát đòn sẽ giúp cho lực tập trung không bị phát tán.
  • Kiểm soát hơi thở: Hơi thở có một vị trí quan trọng trong nguyên tắc phát lực, nhờ vào vận khí đúng lúc mà sức công phá của đòn tăng lên gấp bội và khả năng duy trì được sức bền.
  • Kết cấu cơ thể: Cơ thể có cấu trúc tốt sẽ thuận lợi trong việc luyện tập và phát huy hiệu quả phát lực, điều này do bẩm sinh hoặc do kết cấu giữa việc luyện tập và chế độ dinh dưỡng.
  • Gia tốc: Theo nguyên tắc vật lý, gia tốc tỷ lệ thuận với tốc độ, vì vậy đòn nào có gia tốc càng lớn thì sức tiêm kích của đòn ấy càng mạnh.
Một người không biết khí công cũng có thể đạt được Kình lực nếu như họ sử dụng hết sức mạnh cơ bắp. Một người luyện võ thì dùng ít cơ bắp hơn nhưng vẫ đạt được kình lực.
Võ công càng cao siêu thì lượng cơ bắp sử dụng càng ít đi để đạt được kình lực. Và nếu luyện được khí công, có nội công thâm hậu thì lại càng dùng ít cơ bắp đi nữa để có kình lưc… Như vậy sức mạnh đòn đánh ngang nhau sử dụng hiệu quả hơn trọng lượng cơ thể mình thì là tốt hơn.
Ví dụ như trong phim Diệp Vấn 3… Frank (Mike) đấm Diệp Vấn (Chân Tử Đan) mạnh như thế. Ông ta không hề luyện nội công tại sao có thể đánh người ta bay ra mấy mét? Đó chính là kình lực từ cơ bắp + trọng lượng cơ thể.
Kình lực của Frank đó chính là ngoại công. Mà khi vào chiến đấu đừng coi thường ngoại công. Nội công thì phải luyện chục năm mới thành, nhưng ngoại công thì vài tháng. Chính vì thế mà luyện võ cần luyện ngoại công trước rồi mới tới nội công. Tiếc là nhiều người không hiểu điều đó mà đã vội vàng tìm tới nội công… Ra đường gặp người khoẻ lại tự hỏi sao mình thiền nhiều mà vẫn bị bại trận.
Đó cũng chính là cái tạo ra sự ưu việt của Vịnh Xuân Quyền. Nhất là dòng Diệp Vấn. Chúng ta sử dụng tối thiểu cơ bắp để đạt được tối đa kình lực. Khi luyện tới mức Nhất Thốn Kình có nghĩa là ta chỉ cần nhích lên 2.5cm thì như nghìn cân đánh vào.

Lên núi luyện công – thiên đường là có thật

Có một mô-típ thú vị rằng những bậc cao thủ võ công thượng thừa trong truyện kiếm hiệp đều tu tập công phu ở những nơi hoang sơ vắng vẻ, một nơi chắc chắn rằng rất đẹp – đối với những người yêu sự yên bình và cảnh thiên nhiên. Phải chăng, cái việc “lên núi” cũng là một phần của sự thành công trong võ thuật?
Tất cả chỉ là những trải nghiệm và chia sẻ của người yêu võ, “đi” võ, và “chơi” võ. Trên hành trình đó, tôi cũng từng “lên núi luyện công”, cũng từng nhận thấy nhiều điều thú vị mà tôi tin rằng bất cứ ai trong chúng ta cũng một lần nên thử.
Chungju, miền đại ngàn được người Hàn mệnh danh là “thánh địa” của võ thuât truyền thống.
Vùng núi đó là Chungju, Hàn Quốc – thánh địa của những tinh hoa đầu tiên thuộc về võ thuật truyền thống xứ sở nhân sâm. Gần nửa năm gắn bó với vùng núi này và Tổ đường Taekkyeon – môn võ lâu đời nhất của người Hàn (5000 năm lịch sử), tôi trải qua đủ mọi hương vị của vùng cao nguyên hẻo lánh cùng những người đồng đội cũng đến từ nhiều quốc gia khác nhau, nay cùng tề tựu về chung một chương trình nghiên cứu võ thuật.
Tôi sẽ bắt đầu câu chuyện này với một cái cây bên hàng rào Tổ đường. Tôi không biết chính xác đó là cây và quả gì, nhưng chúng tôi thường tiện tay “ghé” vài quả trước khi về, nhấm nháp cái vị ngọt đó trên đường về trọ. Đội chúng tôi có những người chị ba mươi, bốn mươi tuổi nhưng vẫn cùng chia sẻ khoảnh khắc tinh nghịch đó. Mãi đến ngày chia tay nhau ở sân bay để về lại quê hương, chúng tôi vẫn nhắc: “Hẹn ngày quay lại, lại hái trộm cái cây đó”.
Cái cây đầy quả ngọt này là nơi chúng tôi bắt đầu nhận ra điểm chung của nhau: sự tinh nghịch và sảng khoái của người võ.
Chungju là thiên đường đối với người như tôi, một người thích yên bình và lối sống chầm chậm. Thực ra, chúng tôi khá bận rộn với lịch tập ở Tổ đường cũng như công tác cùng Hiệp hội Võ thuật thế giới (cũng có trụ sở tại Chungju). Dẫu vậy, chúng tôi vẫn có nhiều thời gian để khám phá nơi này.
Đối với nhiều người, một phòng tập với đầy đủ trang thiết bị là quá đủ cho niềm đam mê võ thuật. Tôi cũng vậy, cũng từng lớn lên với những phòng tập tồi tàn mà không thấy thiếu thốn. Những ngày ở Tổ đường Taekkyeon, tôi cùng đồng đội cũng lăn lê nằm ngủ trên những tấm thảm, có khi rúc hẳn vào đống đệm chất cuối phòng để tránh cái hơi lạnh âm vài độ của trời đầu đông Hàn Quốc. Nhưng ở đây, tôi nhận ra một điều to lớn hơn vậy. Không gian tinh thần và vật chất của một con người võ đôi khi có thể thu hẹp đến mức chỉ cần vài ô gạch để tập shadow boxing, cũng có thể mở rộng đến vô hạn.
Tổ đường Taekkyeon Chungju – Hàn Quốc.
Trên những đồi cỏ rộng không không biết lối về của công viên xung quanh Viện bảo tàng võ thuật thế giới, tôi và đồng đội đã bắt đầu thuộc dần bài quyền đầu tiên của Taekkyeon. Dọc theo khúc thượng nguồn sông Hán (vâng, con sông chảy qua Seoul trước khi đổ ra biển mà chúng ta vẫn gọi nhầm là “sông Hàn”), tôi bị các thầy của Học viện bắt chạy bộ đến rã rời đôi chân. Những đường vòng núi Gyemyeong – ngọn núi cao nhất thành phố trở thành một phần kỷ niệm của những ngày Chủ nhật. Cái thềm đất trước sân tổ đường là nơi chúng tôi vật nhau đến khi quần áo ướt đẫm mùi lá cỏ, rồi mệt lử người ngồi nhìn mặt trời lặn xuống hồ Hoamji. Cũng có những hôm chúng tôi ngẫu hứng kết thúc buổi học sớm hơn, cùng nhau tản bộ dưới bờ hồ thơ mộng đó.
Chơi bóng cùng những người đồng nghiệp đến từ nhiều nơi trên thế giới, và đương nhiên không thể thiếu những người Hàn – “chủ nhà” nơi đây.
Hồ Hoamji – một trong những nơi bạn phải đến nếu có dịp thăm Chungju.
Chungju làm tôi phần nào đó nhớ đến những ngày có duyên được đến Thái Lan và xem cách người Thái tập Muay. Phòng tập của họ thường nằm giữa những vườn cây, xung quanh là gà qué và những hàng chuối. Họ bước ra khỏi thảm và đùa với nhau như những người nông dân, chốc chốc lại ý ới trêu đùa những cô gái đi ngang con đường trước phòng tập hoặc vẫy gọi xe đồ ăn vặt. Những ngày ở Tổ đường, tôi được các huynh trưởng dạy một trong những điều mà lẽ ra tôi phải học đầu tiên trong võ thuật: Một người võ là một người đặc biệt, nhưng cũng là một người bình thường phải biết hòa nhập với đời thường. Xung quanh Tổ đường là sân bóng đá, bóng rổ, những cái tiểu đình được dựng nên để người tản bộ nghỉ chân. Tại đó, chúng tôi cùng bọn trẻ con và thanh niên Hàn chơi bóng, đôi lúc ngồi nghỉ trên những băng ghế và dùng cái thứ tiếng Hàn vụng về mới học được để bắt chuyện với những người đi thả diều. Có khi, chúng tôi kéo cả bọn xuống bờ hồ Hoamji để vùi chân dưới bãi hạt gốm vốn để người cao tuổi massage chân. Những cụ ông bà lão Hàn chỉ nhìn chúng tôi và cười. Họ không biết tiếng Anh, nhưng tôi biết họ sẵn lòng để chúng tôi tham gia. Những ngày mệt mỏi, tôi thích nằm yên trên cái cầu phao ở hồ đập Chungju, cứ thế để sóng lắc lư và nhìn đội tuyển chèo thuyền Hàn Quốc tập luyện. Thấy tôi mặc đồ Taekkyeon – môn võ đã trở thành niềm tự hào của người Chungju, họ luôn vẫy tay chào.
Những cụ ông, bà lão Hàn luôn vui vẻ khi chúng tôi tới “quậy” bãi hạt gốm của họ.
Chẳng cần phải đóng phim hay làm những thước trailer gì cả, chúng tôi tập dưới khung cảnh này gần như hằng ngày, nơi chúng tôi vật nhau tren bãi cỏ và dưới ánh nắng chiều cao nguyên.
Dần dần, tôi nhận ra một điều rằng chúng ta – dù là người võ hay không – đều có một sự kết nối nhất định với thế giới xung quanh. Sự kết nối đó lớn hay không tùy thuộc vào chúng ta có mở lòng hoặc chú tâm vào nó hay không. Giờ đây, tôi phải thừa nhận rằng tôi nhớ Chungju khủng khiếp. Tôi nhớ những anh em Tổ đường, nhớ những tháng ngày ở đó. Nhưng, bình tâm lại, tôi nghiệm ra một điều công bằng rằng mối tình cảm đặc biệt tôi dành cho Chungju một phần là do sự kết nối giữa tôi và những kỷ niệm cảnh vật nơi đó. Mối liên kết đó giữ tôi lại với Chungju, với Taekkyeon, với sứ mệnh phát triển bộ môn mà Tổ đường đã trao lên vai tôi.
Một góc của Viện bảo tàng võ thuật thế giới tại Chungju, Hàn Quốc. Những ngày rảnh rỗi, tôi thường dành nhiều phút đứng trầm ngâm trước những khung kính thế này.
Nếu đó là một mảnh đất nhàm chán, hoặc tôi sống những tháng ngày nhàm chán, có lẽ tôi đã rời Chungju không một chút vương vấn. Nếu tôi đến Tổ đường học rồi trở về giữa dòng xe tấp nập, vùi đầu vào chăn để tránh cái lạnh xứ Hàn liên tục ngày này sang ngày khác, có lẽ Taekkyeon đối với tôi chỉ là một thứ gì đó tôi từng học, và tôi có thể bỏ nó lại trong ký ức bất cứ lúc nào. Nhưng với tôi, nó đặc biệt. Nó đặc biệt vì gắn kết với những kỷ niệm đặc biệt.
Tập luyện Taekkyeon trên những đồi cỏ bất tận là sở thích bình thường của mọi người ở Tổ đường.
Tôi tiếp tục đi nhiều nơi, gặp nhiều người và nghe kể nhiều việc. Tôi nghe kể về những võ sĩ bắt đầu bước vào sự nghiệp chỉ vì sự yêu mến cá nhân với một người thầy. Tôi nghe kể về những người khác gắn bó hàng chục năm với bộ môn chỉ vì những người thầy, người huynh đệ họ đã cùng tập luyện. Có người đi cả vòng trái đất rồi cũng trở về quê nhà, mang tất cả những gì mình đã học trở về đó mà làm lại sự nghiệp, giảng dạy và phát triển võ thuật nơi họ đã sinh ra. Tôi càng vững lòng với một suy nghĩ của chính bản thân rằng chúng ta – những người võ – luôn có sự kết nối đặc biệt với một thứ gì đó, nơi nào đó, người nào đó. Sự kết nối đó dù đi hay ở vẫn sẽ tồn tại, và khiến chúng ta luôn biết nơi đâu để hướng về.
Xunh quanh Tổ đường Taekkyeon là một công viên rộng, sân bóng và nhiều tiểu đình như thế này để nghỉ chân. Chính quyền Thành phố Chungju cố tình làm thế này để tạo sự kết nối giữa người dân thành phố với các hoạt động võ thuật của Tổ đường, và chính sách đó rõ ràng đã thành công.
Tôi đã rất buồn khi không thể tham dự Đại hội Taekkyeon toàn thế giới năm nay vì lý do công việc. Nhưng tôi cũng rất vui khi biết tháng sau tôi sẽ có việc phải quay lại đó, sẽ về lại quỳ lạy trước di ảnh tổ sư cùng các thầy và huynh trưởng, sẽ ngồi cùng họ bên cốc bia Hàn và kể về những người Việt đầu tiên học Taekkyeon. Tất cả câu chuyện bắt đầu – nay lại được tiếp tục tại một vùng núi vốn được người ta xây dựng với ý tưởng trở thành “thiên đường” của môn sinh Taekkyeon toàn thế giới.
Thực ra câu chuyện này phần nhiều mang tính chất cá nhân, vì đi và sống ở Chungju không phải điều dễ nếu chúng ta thẳng thắn nhìn vào các yếu tố điều kiện vật chất cần có. Đây là những lời kể của cá nhân, về một chốn riêng thực sự – một chốn riêng với những thứ ăn khớp hoàn hảo với tâm hồn người viết ra những dòng này. Dẫu vậy, tôi tin rằng mỗi người chúng ta đều sẽ có lúc tìm ra một chốn riêng như vậy, nơi chúng ta không chỉ đơn thuần luyện võ mà còn thực sự có được nơi gửi gắm tâm hồn và sở thích, nơi chúng ta có sự kết nối đặc biệt với đời thường, với xã hội. Điều đó cũng tựa như thầy Lê Văn Luyện – bậc truyền nhân đầu tiên của Judo Việt Nam mấy mươi năm nay yên bình ở Đà Lạt, những bậc thầy võ cổ truyền cả đời gắn bó với đất Thuận Truyền, An Vinh tỉnh Bình Định, hay như Trương Đình Hoàng – tay đấm mới cách đây 2 năm đem về HCV cho làng Boxing Việt nay lại tìm thấy bước tiếp theo của sự nghiệp ở quê nhà Tây Nguyên vậy.

 Theo Võ Thuật

 
Liên Hệ [x]
hotline090 264 1618