Võ Thuật HOÀNG GIA là sự kết tinh từ bộ môn võ cổ truyền của Việt Nam kết hợp với các tinh hoa võ học Quốc Tế - Giúp con người đạt đến Chân - Thiện - Mỹ trong võ học. Liên Hệ Hotline Để Được Hỗ Trợ:0902641618

CHIÊU SINH CÁC LỚP VÕ THUẬT.

Khai giảng các lớp võ thuật tại Bình Thạnh, Tân Bình, Gò Vấp - Hồ Chí Minh; Thuận An - Bình Dương....

VÌ SAO CẦN HỌC VÕ THUẬT? HỌC VÕ MANG LẠI LỢI ÍCH GÌ?

Thực tế, võ thuật giúp cho trẻ rất nhiều, hãy cùng xem lí do vì sao các bạn nhỏ nên đi tập võ nhé...

DẠY VÕ THUẬT CHO THIẾU NHI

Nếu bạn có dự định ủng hộ con em của mình luyện tập võ thuật thì bạn hãy quyết định ngay bây giờ – hoặc càng sớm càng tốt...

VÕ THUẬT CỔ TRUYỀN VIỆT NAM

Võ cổ truyền Việt Nam dùng để chỉ những hệ phái võ thuật lưu truyền trong suốt trường kỳ lịch sử của dân tộc Việt Nam, được người Việt sáng tạo và bồi đắp qua nhiều thế hệ, hình thành nên kho tàng những đòn, thế, bài quyền, bài binh khí, kỹ thuật chiến đấu đặc thù....

ƯU ĐÃI LỚN - ĐĂNG KÝ HỌC VÕ THUẬT NGAY

Trong thời gian khuyến mãi khi đăng ký học cho bé tại trung tâm huấn luyện năng lực Hoàng Gia...

Thứ Sáu, 26 tháng 3, 2021

Nhân sinh quan về võ thuật - võ cổ truyền Việt Nam

Nền võ học cổ truyền Việt Nam được sinh ra và gắn liền với trận mạc. Song, không phải vì vậy mà võ cổ truyền chỉ thuần túy là kinh nghiệm bày binh, bố trận, các chiêu thức, đòn, thế mà đó là cả một nền học thuật sâu rộng và mang đậm tính triết lý. Nếu như với võ học Trung Hoa chúng ta thường bắt gặp triết lý âm –dương, ngũ hành, hư chiêu – hữu chiêu, một triết lý hết sức cao xa mà người học đôi khi dành cả đời rèn luyện cũng không “ngộ” ra được chân lý thì với võ học cổ truyền thuần Việt lại là một nhân sinh quan hết sức sinh động và thực tế, nhân sinh quan đó là cách nhìn về cuộc đời, về võ học, về người dạy võ và học võ.

Thầy trò đang luyện tập tại Trung tâm Võ thuật Hoàng Gia

Người Việt ta xưa nay quan niệm rằng: võ học là một trong những con đường để mỗi người có thể hướng tới tính chân – thiện – mỹ. Võ học giúp cho chúng ta có được một thân thể cường tráng, một sức khỏe dẻo dai, một tinh thần minh mẫn và đặc biệt là một bản lĩnh vững vàng không ngại khó khăn, gian khổ. Võ học còn nhắc nhở chúng ta nhớ đến cội nguồn, nhớ đến bản sắc văn hóa của dân tộc, nhớ đến công sức, máu xương mà cha ông ta đã dày công gây dựng lên. Nền võ học dân tộc Việt Nam còn chứa đựng trong nó cả 4 nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước, và đó là 1 kho nghệ thuật dụng binh hết sức biến hóa và tài tình, là kết tinh của trí tuệ và bản lĩnh Việt.

Các môn võ truyền thống, thuần Việt vốn là những môn võ gốc, chỉ truyền cho con cháu ít khi truyền cho người ngoài. Tuy vậy việc truyền cho ai, truyền như thế nào không phải là vấn đề đơn giản. Võ Việt chỉ cốt tinh, không cốt đông cũng chính vì nguyên do này mà đã có một quãng thời gian dài những bậc võ sư thường không nhận đệ tử, thích mai danh ẩn tích – sống bình lặng giữa đời. Thông thường họ dạy cho con cháu những chiêu thức cơ bản để phòng thân, chỉ khi nào họ tìm được cho mình những đệ tử “chân truyền” ưng ý nhất họ mới ra sức truyền đạt hết những chiêu thức võ học của môn phái. Người võ sư giống như những người giữ lửa, mang nặng trong mình những trọng trách to lớn của cha ông. Họ không truyền dạy võ thuật với bất cứ lợi ích vật chất nào mà xem đó là thiên chức của người kết nối những dòng chảy lịch sử dân tộc.

Nhân sinh quan của những người theo nghiệp võ thật thanh khiết và đáng quý: võ học là đạo học, con đường võ học là con đường đi đến chân lý. Trên con đường dài và đầy chông gai đó người học võ phải vượt qua không biết bao nhiêu thử thách và vượt qua chính mình là thử thách lớn nhất, “qua đó con người có thể rèn luyện được nhiều đức tính quý báu như bền bỉ, chịu đựng, nhanh nhẹn, mưu trí, gan dạ và nhất là ở đỉnh cao người học võ thì khiêm tốn, điềm đạm, giản dị, giàu lòng vị tha và nhân ái” .

Lớp võ cho thiếu nhi

Nhân sinh quan của người học võ là triết lý động, linh hoạt, uyển chuyển và luôn song hành cùng với những chuẩn mực của xã hội: đó là đạo hiếu làm con, đạo nghĩa làm trò, đạo tín làm bạn và đạo của những người học võ. Người học võ chân chính không bị lu mờ trước vật chất, không chịu khuất phục trước quyền uy, thấy bất công thì không chịu khoanh tay, gặp hiểm nguy thì không màng đến tính mạng. Họ không cần trả ơn, cũng như không làm để thần Phật chứng nhận, họ chỉ hành hiệp sao cho xứng với truyền thống và bản lĩnh của các lớp tiền bối, cha ông.

-Sưu tầm-

Thứ Năm, 25 tháng 3, 2021

Lợi ích võ cổ truyền mang lại

Trong đời sống, sự vội vã của cuộc sống làm cho con người lười vận động hoặc có vận động cũng không đạt được hiệu quả cao như mong muốn mà chỉ có thể bù đắp bằng nỗ lực không thôi cũng chưa đủ. Ai cũng chỉ có một cuộc sống và ai cũng muốn sống cho đúng nghĩa phải đạo. Nắm bắt được tâm lý chung của người Việt mình nên ông cha ta đã sáng tạo và tích góp nhằm tạo ra môn võ mang tính kế thừa đó là võ cổ truyền.

Võ cổ truyền là sự thừa hưởng trắc lọc tinh hoa của Phật giáo - Nho giáo - Đạo giáo và kế thừa ý chí tinh thần của người Việt thời xưa truyền từ đời này sang đời khác cho đến tận bây giờ. Cùng khám phá lợi ích mà võ cổ truyền mang lại đến lớp cát lịch sử cũng không thể phủi lấp được.

1. Học võ để cải thiện chiều cao

Người Việt sinh ra với chiều cao khiêm tốn so với thế giới cho nên việc luyện tập võ thuật để rèn luyện sức khỏe gia tăng chiều cao là mong muốn ưu tiên hàng đầu của người Việt. Học võ là một hình thức hoạt động của cơ thể giúp cơ thể phát triển tự nhiên mà không gây hại cho sức khỏe.



2. Học võ vì sức khỏe của bạn thân

Học võ giúp tăng quá trình vận chuyển oxy và chất dinh dưỡng từ ngoài vào trong cơ thể đồng thời giúp tim mạch hoạt động tốt hơn để có nhiều năng lượng dự trữ giúp giải quyết công việc hiệu quả hơn.

Ngoài ra học võ cũng giúp cho cơ thể đả thông khí huyết giúp ngăn ngừa bệnh tật ngày cả khi môi trường bên ngoài đang không tốt đối với cơ thể. Một tinh thần tốt chưa chắc cơ thể sẽ khỏe mạnh nhưng một cơ thể khỏe mạnh sẽ làm cho tinh thần thoải mái.


3. Giúp bản thân tự tin và phục vụ đời sống

Một môi trường học võ có tổ chất có kỷ luật giúp chúng ta hòa nhập nhanh chóng với mọi người từ đó sinh ra lòng tự tin và phát triển tự tin hơn khi tập võ. 

Võ cổ truyền tới ngày nay được phân thành 3 hướng đối với đời sống đó là dùng để tự vệ, dùng để tham gia thi đấu và dùng để biểu diễn.

Dùng võ để tự vệ cho bản thân và những người xung quanh là điều mà ai học võ cũng mong muốn hướng đến chính vì thế mà học võ để tự vệ sẽ ưu tiên luyện tập tốc độ ra đòn, rèn luyện phản xạ tự nhiên, và có thế võ chuyên dụng để tự vệ.
Dùng võ để tham gia thi đâu là một hình thức trò chuyện bằng võ thuật giữa những người học võ nhằm giao lưu học hỏi - cái thú vui chỉ có người học võ mới hiểu được.

Dùng võ để biểu diễn cho các lễ hội, giao lưu văn hóa ngày càng phổ biến. Cái hay khi biểu diễn võ thuật là sự đồng đều, dẻo dai trong từng đường quyền của nhiều người luyện võ cùng thực hiện để thuyết phục người xem bằng sự mãn nhãn khi xem võ thuật. 


4. Rèn luyện nhân cách

Bộc lộ cảm xúc là bản năng, tiết chế và điều khiển được cảm xúc gọi là bản lĩnh. Nhiều người thường lầm tưởng rằng đã cộc cằn học võ sẽ dễ làm tổn thương người khác. Thật chất, người học võ học rất nhiều thứ và võ thuật là thứ bộc lộ rõ nhất ra bên ngoài dễ dàng thấy được. Lễ nghi là bài học vỡ lòng của người học võ giúp ta bình tĩnh nhìn nhận cảm xúc của bản thân rõ ràng hơn.


5. Rèn luyện sự tập trung

Học võ không chỉ dừng lại ở việc có tập trung được hay không mà còn phải giải quyết vấn đề có nhanh và hiệu quả hay không. Khi đứng trước quá nhiều lựa chọn sẽ làm con người gặp khó khăn trong việc ra quyết định. Người học võ sẽ đơn giản hóa bản thân và biết được đâu là lựa chọn phù hợp và cần thiết nhất cho bản thân vì đỉnh cao của sự phức tạp là đơn giản. 


6. Kết giao với nhiều bạn bè

Bạn bè là điều không thể thiếu khi tham gia học võ và độ tuổi thường thấy sẽ tầm 5-15 tuổi rất thích hợp để tập võ. Sinh ta ra là cha mẹ dạy là khôn lớn là những người thầy người bạn của chúng ta.


Những lợi ích trên đầy đủ giúp chúng ta có động lực rủ người thân, bạn bè cùng nhau đi học võ để phát triển bản thân khi có thời gian chăm lo cho sức khỏe.



Thứ Năm, 18 tháng 3, 2021

Cách lấp đầy khoảng trống tâm hồn cho một đứa trẻ

 Ngày nay các ứng dụng trên mạng xã hội hay các trò chơi trực tuyến đang lấy đi thời gian của chúng ta đối với đời sống đặc biệt là con trẻ. Các bậc phụ huynh ngày này thường khá bận bịu với công việc hoặc có những bậc phụ huynh thường chiều con dỗ con đều chọn cách cho những đứa trẻ được tiếp xúc với công nghệ từ khi còn rất nhỏ. Cách này khá hiệu quả khi con trẻ chịu nghe lời hơn và ngoan hơn khi ở nhà nhưng vô tình con trẻ lại mất đi khoảng thời gian quý báu để phát triển tư duy và tâm hồn khi còn nhỏ.



Thương con đôi khi không phải chiều con mà là giúp con hòa nhập được với cuộc sống xã hội nhanh nhất có thể. Dạy con biết cách tự lập đối với cuộc sống. Chúng ta có thể giúp con tham gia những môi trường phát triển lành mạnh để con trẻ có khoảng thời gian vui chơi hạnh phúc mà bố mẹ vừa có thời gian làm việc của riêng mình. 


Những đứa trẻ thông minh, hoạt bát cờ vua sẽ là môn thể thao phù hợp với con trẻ giúp con học được những đức tính cần thiết trong quá trình phát triển đồng thời rèn luyện tư duy sắc bén cùng với nghệ thuật trên bàn cờ. Hay những đứa trẻ có tâm hồn nghệ sĩ, có đầu óc sáng tạo hơn người thì âm nhạcmỹ thuật sẽ là nơi cho bé thỏa sức khám phá bản thân tự do làm những điều mình thích dưới sự chỉ các của các thầy cô để thích những điều mình làm. Những bậc phụ huynh nào muốn con vui chơi hoạt động hết mình có thể cho con đến với bộ môn bóng đá hay võ thuật để phát triển tốt nhất.


Có thế thấy thay vì chúng ta cho con trẻ tiếp xúc với công nghệ mà không quản lý được trẻ em học được những gì trên mạng xã hội thì có rất nhiều cách kể trên sẽ giúp trẻ sử dụng thời gian của mình một  cách hợp lý để rèn giũa bản thân phát triển toàn diện hơn so với các bạn cùng chang lứa. 


Ai cũng muốn tự tay giúp con mình giỏi giang nhưng đâu phải ai cũng có đủ thời gian.


 
Liên Hệ [x]
hotline090 264 1618