Võ Thuật HOÀNG GIA là sự kết tinh từ bộ môn võ cổ truyền của Việt Nam kết hợp với các tinh hoa võ học Quốc Tế - Giúp con người đạt đến Chân - Thiện - Mỹ trong võ học. Liên Hệ Hotline Để Được Hỗ Trợ:0902641618

Thứ Sáu, 26 tháng 3, 2021

Nhân sinh quan về võ thuật - võ cổ truyền Việt Nam

Nền võ học cổ truyền Việt Nam được sinh ra và gắn liền với trận mạc. Song, không phải vì vậy mà võ cổ truyền chỉ thuần túy là kinh nghiệm bày binh, bố trận, các chiêu thức, đòn, thế mà đó là cả một nền học thuật sâu rộng và mang đậm tính triết lý. Nếu như với võ học Trung Hoa chúng ta thường bắt gặp triết lý âm –dương, ngũ hành, hư chiêu – hữu chiêu, một triết lý hết sức cao xa mà người học đôi khi dành cả đời rèn luyện cũng không “ngộ” ra được chân lý thì với võ học cổ truyền thuần Việt lại là một nhân sinh quan hết sức sinh động và thực tế, nhân sinh quan đó là cách nhìn về cuộc đời, về võ học, về người dạy võ và học võ.

Thầy trò đang luyện tập tại Trung tâm Võ thuật Hoàng Gia

Người Việt ta xưa nay quan niệm rằng: võ học là một trong những con đường để mỗi người có thể hướng tới tính chân – thiện – mỹ. Võ học giúp cho chúng ta có được một thân thể cường tráng, một sức khỏe dẻo dai, một tinh thần minh mẫn và đặc biệt là một bản lĩnh vững vàng không ngại khó khăn, gian khổ. Võ học còn nhắc nhở chúng ta nhớ đến cội nguồn, nhớ đến bản sắc văn hóa của dân tộc, nhớ đến công sức, máu xương mà cha ông ta đã dày công gây dựng lên. Nền võ học dân tộc Việt Nam còn chứa đựng trong nó cả 4 nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước, và đó là 1 kho nghệ thuật dụng binh hết sức biến hóa và tài tình, là kết tinh của trí tuệ và bản lĩnh Việt.

Các môn võ truyền thống, thuần Việt vốn là những môn võ gốc, chỉ truyền cho con cháu ít khi truyền cho người ngoài. Tuy vậy việc truyền cho ai, truyền như thế nào không phải là vấn đề đơn giản. Võ Việt chỉ cốt tinh, không cốt đông cũng chính vì nguyên do này mà đã có một quãng thời gian dài những bậc võ sư thường không nhận đệ tử, thích mai danh ẩn tích – sống bình lặng giữa đời. Thông thường họ dạy cho con cháu những chiêu thức cơ bản để phòng thân, chỉ khi nào họ tìm được cho mình những đệ tử “chân truyền” ưng ý nhất họ mới ra sức truyền đạt hết những chiêu thức võ học của môn phái. Người võ sư giống như những người giữ lửa, mang nặng trong mình những trọng trách to lớn của cha ông. Họ không truyền dạy võ thuật với bất cứ lợi ích vật chất nào mà xem đó là thiên chức của người kết nối những dòng chảy lịch sử dân tộc.

Nhân sinh quan của những người theo nghiệp võ thật thanh khiết và đáng quý: võ học là đạo học, con đường võ học là con đường đi đến chân lý. Trên con đường dài và đầy chông gai đó người học võ phải vượt qua không biết bao nhiêu thử thách và vượt qua chính mình là thử thách lớn nhất, “qua đó con người có thể rèn luyện được nhiều đức tính quý báu như bền bỉ, chịu đựng, nhanh nhẹn, mưu trí, gan dạ và nhất là ở đỉnh cao người học võ thì khiêm tốn, điềm đạm, giản dị, giàu lòng vị tha và nhân ái” .

Lớp võ cho thiếu nhi

Nhân sinh quan của người học võ là triết lý động, linh hoạt, uyển chuyển và luôn song hành cùng với những chuẩn mực của xã hội: đó là đạo hiếu làm con, đạo nghĩa làm trò, đạo tín làm bạn và đạo của những người học võ. Người học võ chân chính không bị lu mờ trước vật chất, không chịu khuất phục trước quyền uy, thấy bất công thì không chịu khoanh tay, gặp hiểm nguy thì không màng đến tính mạng. Họ không cần trả ơn, cũng như không làm để thần Phật chứng nhận, họ chỉ hành hiệp sao cho xứng với truyền thống và bản lĩnh của các lớp tiền bối, cha ông.

-Sưu tầm-

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Liên Hệ [x]
hotline090 264 1618