Võ Thuật HOÀNG GIA là sự kết tinh từ bộ môn võ cổ truyền của Việt Nam kết hợp với các tinh hoa võ học Quốc Tế - Giúp con người đạt đến Chân - Thiện - Mỹ trong võ học. Liên Hệ Hotline Để Được Hỗ Trợ:0902641618

Thứ Năm, 21 tháng 9, 2017

Bàn về sự phát triển nền võ thuật Việt Nam

Giới nghiên cứu văn hóa thế giới quan niệm: “Muốn biết văn hóa của một dân tộc cứ nhìn vào nền võ thuật của dân tộc đó thì rõ”. Việt Nam là quốc gia độc lập, có tên trên bản đồ thế giới với những chiến công lừng lẫy: Bắc đánh Tống, Nam bình Chiêm, chiến thắng Bạch Đằng, đại phá quân Thanh…

Từ huyền sử Thánh Gióng đánh đuổi giặc Ân, đến Bà Trưng, Bà Triệu, Ngô Quyền, Lý Nam Đế, Đinh Bộ Lĩnh, Lê Đại Hành, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung …có biết bao anh hùng hào kiệt với võ công cái thế tiêu biểu cho tinh than ý chí quật cường của dân tộc Việt Nam. Một dân tộc như thế tất phải có một nền võ thuật thượng thừa. Nền võ thuật đó đã minh chứng Văn hóa Việt Nam hội đủ tinh hoa, đáng để cho giới khoa học thế giới nghiên cứu tìm hiểu. Và cũng thật vinh dự cho Việt Nam có Trần Hưng Đạo là người đã được thế giới tôn vinh là một trong mười vị tướng tài của thế giới.
Điểm lại đôi dòng lịch sử, hào khí dân tộc, truyền thống thượng võ của nòi giống Lạc Hồng, để tự hào về công cuộc trùng hưng võ thuật của nước nhà. Để bình tâm, tĩnh trí mà tham cứu, suy xét kỹ lưỡng về đường hướng xây dựng phát triển võ thuật nước nhà, tinh hoa bản sắc văn hóa việt Nam, gìn giữ được lịch sử, cội nguồn văn hóa Việt, giữ được công trình tinh hoa của dân tộc, mà tiền nhân nhiều đời đã bỏ ra bao công sức sáng tạo ra, xây đắp lên nền văn hóa lịch sử Việt Nam hào hùng ngày nay. Để tôn vinh văn hóa Việt Nam với nhân loại quốc tế, để khỏi gây ra sự nhìn nhận, hiểu lầm, đáng tiếc về  Võ Việt Nam, môn võ có đầy đủ ngũ đại pháp: “Võ Đạo -Võ Lý -Võ Học -Võ Công -Võ Thuật” và lịch sử lâu đời với hệ thống kỹ thuật, công phu đa dạng, thực chiến, đã được kiểm chứng thực tế qua mấy ngàn năm lịch sử chói lọi chiến công của dân tộc, mà không có một môn võ của dân tộc nào trên thế giới có được, để con cháu đời sau có nhìn nhận đúng đắn về thế hệ ông cha, để khỏi phải tủi hổ về nền văn hóa võ thuật bị cho là đi vay mượn, để mỗi người dân Việt đều có thể ngẩng cao đầu ,mỗi khi có ai đó nhắc đến dân tộc Việt Nam. Để mãi mãi, mỗi người dân Việt dù là ở đâu, đều có thể ngẩng cao đầu, hãnh diện nói: “Tôi là người Việt Nam !” với bạn bè thế giới.
Về võ học, cũng như các học thuật từ xưa tới nay, có hằng trăm môn phái, tựa như một rừng hoa, mỗi hoa một vẻ, một hương sắc riêng, hoa nào cũng có những công dụng riêng biệt, chỉ hiềm con người có xử dụng đúng theo tính năng, tác dụng sẵn có của nó hay không mà thôi .Võ thuật cũng như vậy, môn nào, phái nào,dòng võ, hệ phái nào cũng có những điều hay, vẻ đẹp, lối luyện tập, bài bản riêng biệt cùng các tuyệt kỹ công phu lừng danh thiên hạ nếu không phải như vậy thì sao lại tồn tại phát triển đến ngay nay. Sự tồn tại và phát triển đó chẳng phải là những minh chứng hùng hồn sao?
Võ Lâm Việt Nam cũng vậy, trải qua hàng nghìn năm với những biến động thăng trầm của dòng thời gian, những biến cố lịch sử, những dâu bể của cuộc đời con người, những lạnh nhạt của thời thế, những hờ hững của lòng người. Võ thuật một thời dựng nước, giữ nước hữu dụng của tổ tiên xưa tưởng chừng đã bị quên lãng. Nhưng có một điều may mắn cho dân tộc là, võ thuật vẫn âm thầm lưu chuyển theo dòng thời gian trong dân gian, tuy nhiên việc lưu truyền đó cũng khó tránh khỏi những mất mát, rơi rụng, sai lạc, bởi không có sách vở ghi chép lại làm bản gốc, hơn nữa việc truyền dạy võ thuật trong dân gian lại mang đậm tính chất truyền khẩu, bí truyền, gia truyền chỉ truyền dạy cho anh em, con cháu trong dòng tộc, không dạy cho người ngoài, lối dạy truyền tay này dẫn đến tình trạng dạy gì biết nấy, bảo sao nghe vậy, cứ học sao dậy vậy chẳng cần biết đúng sai, người này truyền người kia, đời nối đời, cứ như vậy kế tục nhau thì tránh sao khỏi nhiều điều sai lạc, thảng hoặc có người có tuệ duyên muốn tìm hiểu kỹ, để lưu truyền cho hậu thế, thì cũng chẳng có một sách vở nào có thể lấy làm căn nguyên, cội nguồn, biết căn cứ vào đâu để tìm hiểu, nghiên cứu, thảng cũng có vài sách ghi chép, mang tính tự phát trong các dòng tộc, nhưng lại mang tính bí truyền. Như vậy thì biết lấy gì mà tham cứu, nói chi đến việc phát triển?

Picture26.jpg
 
Với các triều đại phong kiến thì ngoài mấy pho binh pháp cổ thư : “Binh thư yếu lược” (của Trần Hưng Đạo), “Hổ trướng khu cơ”(của Đào Duy Từ) hầu hết cũng đều mang tính quân sự, nặng về binh pháp, về trận pháp, chiến thuật, chiến lược, chứ tuyệt nhiên không có một pho võ công nào để đời. Mãi sau này có cuốn “Võ nghệ quốc ngữ ca” tương truyền được viết vào thời nhà Nguyễn (thế kỷ 19) thì võ công Việt Nam cũng chỉ mờ nhạt và bàng bạc qua mấy bài thảo và binh khí, lối viết thì câu cú lủng củng, không mạch lạc rõ nghĩa, và lại được viết bằng chữ Nôm khiến sự tra cứu tìm hiểu lại càng thêm rối rắm. Còn đâu sự hào hùng của Bách Việt xa xưa nữa. Thật đáng tiếc! nhưng cũng thật may mắn là Võ thuật cổ truyền cứ âm thầm truyền lưu trong dòng chảy của lịch sử dân tộc, cứ mỗi cơn bĩ cực lại có những hào kiệt, anh hùng đứng lên gánh vác trọng trách lãnh đạo nhân dân đánh đuổi xâm lược giành lại độc lập dân tộc, việc này cứ sưu tra sử thi, truyện kể thì rõ, chẳng phải là bao tướng tài, hào kiệt, anh hùng dân tộc đa số đều từ nhân dân mà ra đó sao! Than ôi thế thì tránh sao khỏi sai lạc, mất mát đôi điều. Việc này chẳng cứ gì ở Viêt Nam ta mà tại nhiều quốc gia khác cũng vậy.
 
Văn thì ta tìm chân lý, võ học thì ta tìm thực hành, xưa nói Võ lâm là chỉ các môn võ trong giới Võ lâm. Nay không nói Võ Lâm mà lại nói võ thuật, Võ cổ truyền. Xưa và nay có gì khác nhau, tại sao lại gọi là Võ lâm, Võ thuật, Võ cổ truyền, mà không phải là các thứ võ khác?  Trước hết hãy tìm hiểu về Võ lâm, người xưa thường gọi chung các môn võ là giới Võ lâm, hễ võ nào có đấm đá là trong giới Võ lâm, họ đâu có biết rằng trong Võ lâm còn có rất nhiều môn võ khác. Vậy thì Võ lâm là tên gọi chung cho giới Võ lâm, bởi ngày xưa các môn võ không có nhiều như bây giờ, xưa đã gọi là giới Võ lâm thì được tôn kính nể trọng vô cùng, môn nào cũng đều có nguồn gốc, sư môn, sơn môn, tổ đình, giáo lý quy môn, cùng hệ thống kỹ thuật, quyền thảo, binh khí, công phu riêng biệt, khi có một môn đồ của môt môn phái nào đó được phép hạ sơn, thì người phụ trách môn đó có thiếp gửi khắp võ lâm đồng đạo, cùng giới quan lại chính quyền thông báo và yêu cầu giúp đỡ khi cần thiết. Vì lẽ đó, võ lâm đồng đạo, thậm chí cả giới quan lại chính quyền cũng ra sức giúp đỡ môn đồ đó trên đường hành hiệp tạo dựng cuộc sống . Bởi một lẽ đơn giản là danh tiếng của môn võ đó đã được nhiều người biết đến. Giới võ lâm ngày xưa luôn hành hiệp, thượng võ, chuộng đạo nghĩa, và rất coi trọng danh dự, còn người xưa bản tính cũng lương thiện, sống chân chất, mộc mạc, coi trọng luân thường, đạo lý, trọng điều nhân nghĩa, chữ tín đáng giá ngàn vàng, đã hứa một lời là chẳng bao giờ thay đổi, dù có chết cũng cam lòng, nên không có nhiều chuyện ma giáo, lừa thầy, phản bạn như đời nay. Phạm điều tối kỵ này bằng như cầm chắc cái chết, bởi cả xã hội truy tầm  thì còn lấy đâu mảnh đất để dung thân, nói chi đến việc sinh sống. Bởi lẽ đó uy tín Võ lâm rất được xã hội coi trọng. Võ lâm đại để là như vậy .
Ngày nay chúng ta thường nói võ thuật, võ thuật cổ truyền cũng là nói chung chung. Có người còn nói võ chân truyền, võ gia truyền, Vì sao lại nói như vậy? Có điều gì khác biệt giữa các thứ võ này? Tại sao lại gọi là gia truyền? chân truyền?  Trước hêt ta hãy tìm hiểu về võ thuật, nói đến võ thuật, thì chúng ta phải biết là võ thuật có hai dòng chính là võ thuật và võ thuật cổ truyền, còn các tên gọi khác cũng đều năm trong hai dòng võ chính này.
Võ thuật cổ truyền là tên gọi chung cho các môn võ có nguồn gốc lịch sử từ xưa đang lưu truyền như Thiếu Lâm. Võ Đang, Nga Mi , Hồng Gia, Phật Gia, Võ lâm, Thất Sơn, Bình Định, Võ Lâm Tân Khánh Bà Trà. Trong võ thuật cổ truyền còn có võ gia truyền để chỉ môn võ chỉ truyền dạy trong gia tộc không truyền dạy ra ngoài, còn Võ chân truyền là chỉ một môn võ có đủ nguồn gốc lịch sử, sách vở ghi chép từ xưa để lại đã được lich sử chứng minh, các thế hệ truyền nối nhau, sự truyền dạy kín đáo, trực tiếp từ sư phụ với đệ tử (người học) không thông qua người khác được gọi là chân truyền.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Liên Hệ [x]
hotline090 264 1618